Vay vốn doanh nghiệp không thế chấp và những điều cần biết
Hình thức vay vốn không có tài sản đảm bảo được gọi là vay vốn tín chấp. Hiện nay hình thức vay này rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Vậy điều kiện và thủ tục vay vốn như nào và lợi ích của hình thức vay này ra sao? Cùng SeABank theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Hình thức vay vốn không có tài sản đảm bảo được gọi là vay vốn tín chấp
Vay vốn doanh nghiệp không thế chấp là gì?
Vay vốn doanh nghiệp không thế chấp (còn gọi là vay tín chấp) là hình thức vay vốn không yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp tài sản đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng sẽ thực hiện phê duyệt khoản vay dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ, lịch sử giao dịch tín dụng, năng lực tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
Lợi ích khi Vay vốn doanh nghiệp không thế chấp
Những lợi ích khi doanh nghiệp vay vốn tín chấp phải kể đến như:
Thời gian và thủ tục vay vốn nhanh chóng
- Không cần tài sản bảo đảm: Đây là ưu điểm lớn nhất của sản phẩm này, do không yêu cầu về tài sản bảo đảm nên các doanh nghiệp không phải lưu tâm về vấn đề thẩm định tài sản và các thủ tục liên quan.
- Thời gian vay nhanh: Do hồ sơ chuẩn bị đơn giản nên thời gian giải ngân của khoản vay tín chấp sẽ nhanh hơn khoản vay có tài sản bảo đảm.
- Linh hoạt sử dụng nguồn vốn với đa mục đích: Khi vay vốn tín chấp, doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng nguồn vốn này cho các mục đích khác nhau như: bổ sung vốn lưu động, mở rộng, tiếp thị… hoặc giải quyết các nhu cầu tài chính ngắn hạn.
- Không bị chia sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp: Khi vay vốn tại ngân hàng doanh nghiệp không bị chi phối và chia quyền quản lý, lợi tức của doanh nghiệp như các hình thức huy động vốn khác (ví dụ: Góp vốn cổ phần).
Điều kiện, thủ tục vay vốn tín chấp dành cho doanh nghiệp
Điều kiện Vay vốn doanh nghiệp không thế chấp.
Tùy thuộc từng ngân hàng sẽ có những điều kiện vay vốn khác nhau. Thông thường, điều kiện vay vốn doanh nghiệp tín chấp sẽ bao gồm các điều kiện cơ bản sau:
- Điều kiện pháp lý: Doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp trong ngành, lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật và tổ chức tín dụng.
- Điều kiện tài chính và năng lực: Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện về điểm xếp hạng tín dụng, năng lực tài chính, uy tín, lịch sử quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng.
- Ngoài ra tùy vào chính sách từng ngân hàng mà sẽ có những điều kiện khác nhau.
Doanh nghiệp cần đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng
Thủ tục vay vốn doanh nghiệp tín không thế chấp
Để có thể vay vốn không thế chấp, doanh nghiệp cần phải tuân theo các thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Để vay vốn tín chấp, doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ cơ bản sau:
- Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký mẫu dấu, đăng ký thuế, điều lệ công ty, quyết định bổ nhiệm Giám đốc và kế toán trưởng, CCCD/CMND, hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng, Quyết định/Biên bản họp hội đồng quản trị/hội đồng thành viên về việc vay vốn.
- Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính công ty, tờ khai thuế, hợp đồng đầu vào, đầu ra, chi tiết các khoản mục: Phải thu, hàng tồn kho, nợ phải trả, tài sản cố định và chi tiết các khoản mục khác, sổ phụ/sao kê tài khoản của doanh nghiệp tại các TCTD), ảnh chụp hình ảnh địa điểm cơ sở kinh doanh.
- Hồ sơ về nhu cầu vay vốn: Tùy vào từng mục đích mà từng ngân hàng sẽ có hồ sơ yêu cầu cụ thể.
- Hồ sơ khác: Các hồ sơ này sẽ theo quy định của ngân hàng theo từng thời kỳ.
Hồ sơ vay vốn nhanh gọn và đơn giản
Bước 2: Thẩm định tín dụng
Ở bước này ngân hàng sẽ nhận hồ sơ và thực hiện thẩm định hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng, nhu cầu cấp tín dụng, tính hiệu quả và khả thi của phương án cấp tín dụng.
Bước 3: Quyết định tín dụng:
Sau khi thẩm định xong ngân hàng sẽ đưa ra quyết định. Nếu hồ sơ được phê duyệt thì sẽ tiến hành soạn thảo và ký kết các hợp đồng liên quan.
Bước 4: Giải ngân và kiểm soát sau vay
Sau khi thực hiện các thủ tục về ký kết hồ sơ sẽ thực hiện giải ngân. Trong quá trình doanh nghiệp sử dụng vốn, ngân hàng sẽ kiểm tra sau cấp tín dụng (định kỳ hoặc đột xuất) nhằm đảm bảo thực hiện đúng những điều khoản trong hợp đồng tín dụng.
Những lưu ý và hạn chế khi vay vốn doanh nghiệp tín chấp
Bên cạnh những lợi ích vay vốn không cần tài sản bảo đảm thì hình thức vay này có những hạn chế sau:
- Lãi suất cao: Thông thường lãi suất cho vay không tài sản bảo đảm sẽ cao hơn lãi suất cho vay có tài sản bảo đảm.
- Hạn mức phê duyệt không cao: So với có tài sản bảo đảm thì vay tín chấp sẽ có hạn mức thấp hơn.
- Thời hạn cho vay ngắn: Thông thường cho vay tín chấp thường áp dụng với các nhu cầu vốn ngắn hạn.
SeABank là sự lựa chọn tối ưu cho Doanh nghiệp
Do đó để đưa ra lựa chọn khi vay vốn tín chấp, các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hồ sơ vay vốn đầy đủ và chính xác: Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan tới hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp lý…. Tất cả những hồ sơ này cần thống nhất. Sự không nhất quán thông tin trong hồ sơ mà doanh nghiệp chuẩn bị có thể ảnh hưởng đến việc phê duyệt khoản vay.
- Phương án vay vốn hiệu quả: Doanh nghiệp cần xác định mục đích vay và sử dụng vốn hiệu quả. Quyết định phê duyệt khoản vay ảnh hưởng bởi phương án vay vốn có tốt hay không và có kế hoạch trả nợ phù hợp.
- Lựa chọn ngân hàng uy tín: Việc lựa chọn tổ chức tín dụng có những sản phẩm vay tín chấp cho đa dạng, lãi suất hấp dẫn là yếu tố hàng đầu các doanh nghiệp nên lựa chọn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng nên lưu ý tới trực tiếp ngân hàng đề xuất vay vốn thay vì qua các khâu trung gian để tránh trường hợp mất thời gian và thông tin không chính xác.
Nên lựa chọn ngân hàng nào khi vay vốn doanh nghiệp không thế chấp?
Quý khách đang đắn đo lựa chọn ngân hàng cung cấp sản phẩm cho vay tín chấp thì Ngân hàng SeABank là sự lựa chọn tối ưu. Với ưu thế về lãi suất hấp dẫn, thủ tục vay nhanh gọn, hệ thống sản phẩm đa dạng. SeABank tin rằng đây là giải pháp giúp quý khách giải quyết bài toán về tài chính nhanh gọn nhất. Mọi thông tin về sản phẩm quý khách có thể tham khảo tại website https://sme.seabank.com.vn/ hoặc Hotline 1900.599.952 (KHDN) .
Xem thêm: Các hình thức vay vốn doanh nghiệp? Hướng dẫn thủ tục vay vốn
Xem thêm: Giải đáp về hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp gồm những gì?