Doanh nghiệp có thể đầu tư tài sản cố định bằng hình thức nào?
Sapo: Ngoài đầu tư vào lao động, đầu tư tài sản cố định cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả kinh doanh. Vậy doanh nghiệp có thể đầu tư tài sản cố định bằng những hình thức nào? Hãy cùng SeABank tìm hiểu ngay trong bài viết thuộc chuyên mục Tin tức sau đây nhé!
1. Đầu tư tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về loại hình đầu tư này, trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm tài sản cố định và vai trò của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1. Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định là một khái niệm không còn xa lạ trong lĩnh vực kinh doanh. Để một tài sản được xếp vào loại tài sản cố định, chúng phải thỏa mãn đồng thời cả 3 tiêu chí sau:
- Có giá trị quy đổi ra tiền mặt từ 30 triệu đồng trở lên.
- Có thời hạn sử dụng trên 1 năm.
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó.
Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm:
- Tài sản cố định hữu hình: Là loại tài sản có hình dạng vật chất cụ thể, có thể tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn giữ được trạng thái vật chất ban đầu như: nhà cửa, kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải hoặc thiết bị truyền dẫn; dụng cụ, thiết bị quản lý, vườn cây…
- Tài sản cố định vô hình: Là loại tài sản không thể hiện được dưới dạng vật chất mà được thể hiện thông qua lượng giá trị đã được đầu tư, có thể tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như bằng phát minh, bản quyền tác giả, bằng sáng chế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Minh họa về tài sản cố định
Tài sản cố định đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, được coi là tư liệu lao động. Tài sản cố định giúp cho người lao động có thể dựa vào đó để khai thác, sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nhằm cải thiện năng suất và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, doanh nghiệp nào càng biết tận dụng để cải tiến, đổi mới hoặc đầu tư tài sản cố định cho hiệu quả thì lợi ích mà doanh nghiệp nhận về càng nhiều.
1.2. Đầu tư tài sản cố định là gì?
Đầu tư tài sản cố định là việc doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp với mục đích nâng cao hiệu suất công việc để làm tăng của cải vật chất hoặc sử dụng chính tài sản cố định đó để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh khác.
Biết cách đầu tư tài sản cố định hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu
2. Doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định bằng hình thức nào?
Hiện nay có 2 hình thức đầu tư tài sản cố định phổ biến thường được doanh nghiệp áp dụng:
2.1. Đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa tài sản cố định
Đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa tài sản cố định là việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động để nâng cao giá trị và kéo dài thời hạn sử dụng của tài sản cố định, bao gồm các hoạt động như:
- Đầu tư xây dựng mới: Là việc doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, mở rộng cơ sở kinh doanh.
- Sửa chữa tài sản cố định: Là việc bảo dưỡng hoặc thay thế sửa chữa những hư hại để khôi phục chức năng, trạng thái hoạt động ban đầu của tài sản cố định.
- Nâng cấp tài sản cố định: Là hoạt động cải tạo, xây lắp, bổ sung thêm để nâng cao chất lượng, công suất hoặc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định.
Đầu tư tài sản cố định là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp vận hành trơn tru
Nguồn vốn để doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư tài sản cố định có thể là vốn tự có, vốn huy động từ các nguồn khác của doanh nghiệp hoặc vốn vay. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay từ ngân hàng thương mại để thực hiện hoạt động đầu tư nhờ những ưu đãi hấp dẫn mà ngân hàng đưa ra.
SeABank là một trong những ngân hàng thương mại luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cung cấp nhiều sản phẩm vay hữu ích với lãi suất ưu đãi hấp dẫn để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn thực hiện hoạt động kinh doanh.
2.2. Sử dụng tài sản cố định như một khoản đầu tư
Ngoài việc đầu tư, nâng cấp tài sản cố định, hiện nay nhiều doanh nghiệp còn sử dụng chính tài sản cố định như một khoản đầu tư để huy động thêm vốn cho hoạt động kinh doanh. Tài sản cố định thường được sử dụng làm tài sản thế chấp để doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng.
Doanh nghiệp còn có thể sử dụng tài sản cố định như một khoản đầu tư
Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp ưu tiên và sử dụng bởi mang đến nhiều lợi ích như:
- Là giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nguồn ngân sách hạn chế.
- Giúp doanh nghiệp giải phóng vốn lưu động, có thể sử dụng nguồn vốn này cho cả hoạt động kinh doanh.
- Không cần có thêm tài sản khác để đảm bảo cho khoản vay, tránh được nhiều thủ tục rườm rà.
3. Sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định của SeABank
Với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn và phát triển bền vững, SeABank không ngừng cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện, trong đó có sản phẩm cho vay đầu tư tài sản cố định/dự án.
SeABank luôn hỗ trợ hoạt động đầu tư tài sản cố định cho doanh nghiệp
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đầu tư tài sản cố định trong quá trình mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, SeABank hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán chi phí đầu tư tài sản cố định/dự án như: mua sắm, lắp đặt, xây dựng, sửa chữa máy móc thiết bị/dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải/phương tiện thi công, văn phòng/nhà xưởng/nhà kho, cho vay thực hiện dự án đầu tư… nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vay đầu tư tài sản cố định tại SeABank cũng được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn bởi có nhiều ưu điểm nổi bật như:
Hạn mức cho vay: Tối đa lên tới 80% tổng chi phí đầu tư tài sản cố định/dự án.
Thời hạn cho vay:
- Đối với đầu tư tài sản cố định: Tối đa 120 tháng.
- Đối với đầu tư dự án: Tối đa không vượt quá thời hạn hoạt động của dự án.
Thời gian ân hạn: Tối đa 24 tháng.
Tài sản bảo đảm: Chấp nhận đa dạng các loại tài sản bảo đảm, trong đó tỷ lệ cho vay trên giá trị định giá tài sản bảo đảm (LTV) đối với tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị/dây chuyền sản xuất lên tới 70%. Lãi suất cho vay cạnh tranh, có nhiều ưu đãi theo từng thời kỳ.
Trên đây là thông tin về sản phẩm cho vay đầu tư tài sản cố định của SeABank, giải pháp đầy hữu ích dành cho doanh nghiệp. Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn về sản phẩm, quý khách vui lòng truy cập website: https://sme.SeABank.com.vn/ hoặc liên hệ Hotline 1900.599.952 (KHDN).