Chiết khấu bộ chứng từ là gì? Những vấn đề liên quan cần biết
Chiết khấu bộ chứng từ là một khái niệm quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy chiết khấu bộ chứng từ là gì? Hãy cùng sme.seabank.com.vn tìm hiểu ngay về chiết khấu bộ chứng từ và những vấn đề liên quan mà bạn cần biết về khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé.
Chiết khấu bộ chứng từ là gì?
Chiết khấu bộ chứng từ là một khái niệm thường gặp trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu, trong đó ngân hàng chiết khấu sẽ cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu bằng việc thực hiện mua bộ chứng từ (có kèm hoặc không kèm Hối phiếu) trước khi đến hạn thanh toán.
Trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế, thời gian nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu thường khá lâu. Đặc biệt là khi giao dịch được thỏa thuận theo hình thức thanh toán trả chậm. Thay vì chờ đợi đến thời điểm thanh toán dự kiến trong hợp đồng thương mại, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, từ đó giúp nhà xuất khẩu thu hồi nguồn vốn sớm hơn và giảm bớt áp lực tài chính trong quá trình xuất khẩu.
Chiết khấu chứng từ sẽ giúp quá trình thanh toán được nhanh chóng hơn
Những điều cần biết về chiết khấu bộ chứng từ
Chiết khấu bộ chứng từ là một công cụ tài chính hữu ích giúp nhà xuất khẩu tăng cường dòng tiền, giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm những thông tin sau đây khi muốn sử dụng chiết khấu bộ chứng từ trong những giao dịch thương mại quốc tế của mình.
Lợi ích khi sử dụng chiết khấu bộ chứng từ là gì?
Việc sử dụng chiết khấu bộ chứng từ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho nhà xuất khẩu. Ví dụ như:
- Giúp doanh nghiệp tăng cường vốn lưu động ngay lập tức: Thay vì phải chờ đợi người mua thanh toán, nhà xuất khẩu có thể nhận ngay được tiền thanh toán hàng hóa, giúp bổ sung nguồn vốn lưu động, giúp cải thiện tình hình tài chính và tiếp tục đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng khả năng quản lý dòng tiền.
- Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch: Bằng cách hợp tác với ngân hàng trong việc chiết khấu bộ chứng từ, doanh nghiệp được hỗ trợ trong việc thẩm định thông tin giao dịch, bộ chứng từ, nhà nhập khẩu,... trước khi chiết khấu, từ đó giảm bớt rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu cũng sẽ được chia sẻ trách nhiệm thu hồi tiền từ người mua với ngân hàng, giảm thiểu rủi ro về việc không thu được tiền hàng.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Nhận được tiền ngay lập tức nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán trả chậm cho người mua, giúp doanh nghiệp duy trì mức giá cạnh tranh hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Không cần tài sản bảo đảm: Doanh nghiệp chỉ cần xuất trình bộ chứng từ chưa đến hạn chưa thanh toán để được ngân hàng cấp tín dụng, không cần phải bổ sung thêm tài sản đảm bảo.
Chiết khấu bộ chứng từ có thể giúp doanh nghiệp tăng cường vốn lưu động
Bản chất của chiết khấu chứng từ là gì?
Hiểu về bản chất bộ chứng từ là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Việc này giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thanh toán, tận dụng các ưu đãi, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Theo đó, chứng từ sẽ có những bản chất mà nhà xuất khẩu cần biết như sau:
- Chiết khấu bộ chứng từ thường xảy ra khi quá trình thực hiện thanh toán tại ngân hàng kéo dài, đặc biệt với các trường hợp thỏa thuận thanh toán trả chậm (L/C trả chậm hoặc D/A), dẫn đến dòng tiền về muộn hơn trong khi người xuất khẩu cần tiền luôn.
- Nhận tiền thanh toán trước: Người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ để nhận tiền thanh toán trước, giúp giải quyết nhu cầu tài chính ngay lập tức.
- Trên cơ sở kiểm tra, xác nhận rằng bộ chứng từ của Nhà xuất khẩu là hợp lệ và đủ điều kiện, Ngân hàng chiết khấu sẽ chi trả cho người xuất khẩu số tiền thanh toán theo bộ chứng từ (có kèm hoặc không kèm hối phiếu), và sau đó yêu cầu ngân hàng mở L/C/Ngân hàng thu hộ/Nhà nhập khẩu trả tiền cho mình.
- Số tiền chiết khấu: Số tiền được thanh toán trước sẽ không bằng 100% giá trị bộ chứng từ do phải trừ đi lãi, phí chiết khấu, các phí khác có liên quan và các khoản rủi ro dự phòng từ phía ngân hàng chiết khấu (nếu có).
Nhà xuất khẩu nên hiểu về bản chất của chiết khấu bộ chứng từ
Các loại chiết khấu bộ chứng từ hiện nay
Hiện có nhiều cách phân loại chứng từ khác nhau tùy thuộc vào phương thức chiết khấu, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán,... Doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách phân loại sau đây để hiểu hơn về chiết khấu bộ chứng từ:
Phân loại theo phương thức chiết khấu
Theo phương thức chiết khấu, chiết khấu bộ chứng từ được chia thành 2 loại chính như sau:
- Chiết khấu chứng từ truy đòi (Chiết khấu theo phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi bộ chứng từ): Trong hình thức này, ngân hàng chiết khấu có quyền yêu cầu doanh nghiệp hoàn trả số tiền gốc, lãi chiết khấu và các chi phí khác khi không nhận được thanh toán đầy đủ từ bên có trách nhiệm thanh toán vào ngày đến hạn. Phương thức này thường được các ngân hàng thương mại áp dụng.
- Chiết khấu chứng từ miễn truy đòi (Chiết khấu theo phương thức mua có kỳ hạn bộ chứng từ): Trong hình thức này, doanh nghiệp cam kết mua lại bộ chứng từ sau một khoảng thời gian nhất định trước khi đến hạn thanh toán bộ chứng từ. Theo đó, nếu bên có trách nhiệm thanh toán không trả tiền cho ngân hàng chiết khấu, thì ngân hàng cũng không có quyền truy đòi lại từ doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, do có rủi ro cao nên ít ngân hàng áp dụng phương án này.
Chiết khấu bộ chứng từ có thể bao gồm truy đòi và miễn truy đòi
Phân loại theo phương thức thanh toán
Tùy thuộc vào các phương thức thanh toán được sử dụng trong Hợp đồng ngoại thương, các sản phẩm chiết khấu có thể được áp dụng theo từng loại phương thức thanh toán như L/C (Thư tín dụng), D/P (Trả tiền khi giao chứng từ), D/A (Chấp nhận thanh toán khi giao chứng từ),...
Phân loại theo thời hạn thanh toán
Dựa vào thời hạn thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ có thể được phân loại như sau:
- Chiết khấu BCT trả ngay: Đây là các khoản chiết khấu có thời hạn ngắn, thường dưới 30 ngày. Loại chiết khấu bộ chứng từ này chỉ áp dụng cho các loại Bộ chứng từ (có hoặc không kèm theo Hối Phiếu) được thanh toán trả ngay. Ví dụ nhe L/C trả ngay (Sight Letter of Credit), D/P (Documents against Payment), CAD (Cash against Documents),...
- Chiết khấu BCT trả chậm: Là hình thức cho các khoản chiết khấu có thời hạn trên 30 ngày và được áp dụng cho bộ chứng từ thanh toán trả chậm. Ví dụ như L/C trả chậm (Usance Letter of Credit), D/A (Documents against Acceptance),…
Nhà xuất bản có thể lựa chọn chiết khấu bộ chứng từ trả nhanh hoặc trả chậm
Tìm hiểu về chiết khấu bộ chứng từ tại SeABank
Hiện nay, có khá nhiều ngân hàng cung cấp phương thức chiết khấu bộ chứng từ, nổi bật trong đó có ngân hàng SeABank. Hiện SeABank đang cung cấp chiết khấu theo phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu của khách hàng xuất trình tại SeABank.
Điều này giúp Nhà xuất khẩu có được phương thức thanh toán linh hoạt, đơn giản, nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo về phương thức chiết khấu bộ chứng từ của SeABank ngay sau đây để lựa chọn được ngân hàng cung cấp phù hợp nhất:
Điều kiện chiết khấu
Để được thực hiện chiết khấu bộ chứng từ tại SeABank, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau
- Điều kiện pháp lý: Doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân, được phép hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Doanh nghiệp có nhu cầu chiết khấu BCT theo phương thức L/C, D/P, D/A (hoặc các phương thức thanh toán khác theo quy định của SeABank từng thời kỳ) .
- Phải có quyền sở hữu hợp pháp đối với Bộ chứng từ .
- Phải sử dụng tiền chiết khấu để thanh toán các giao dịch mà pháp luật không cấm.
- Các điều kiện khác theo quy định của SeABank từng thời kỳ.
Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về chiết khấu bộ chứng từ của SeABank
Đặc điểm sản phẩm chiết khấu tại SeABank
Sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ tại SeABank có nhiều đặc điểm mang đến lợi ích cho Nhà xuất khẩu khi lựa chọn. Ví dụ như:
- Khách hàng nhận được tiền ngay khi giao hàng, tăng cường năng lực tài chính thông qua việc gia tăng dòng tiền, từ đó giảm thiểu rủi ro phát sinh từ các khoản phải thu.
- Đồng tiền chiết khấu linh hoạt, khách hàng có thể sử dụng VND hoặc ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật.
- Khách hàng không cần bổ sung tài sản bảo đảm với phương thức L/C hoặc D/P (nếu đáp ứng điều kiện của SeABank)
- Tỷ lệ chiết khấu cao lên đến 98% giá trị bộ chứng từ.
- Thời hạn chiết khấu linh hoạt, phù hợp với thời hạn thanh toán của bộ chứng từ và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.
- Lãi suất chiết khấu cạnh tranh cùng nhiều chương trình ưu đãi dành riêng cho nhóm khách hàng xuất nhập khẩu.
- Thủ tục chiết khấu đơn giản, thời giai giải quyết hồ sơ, xử lý chứng từ nhanh chóng, thuận tiện.
- Được miễn phí tư vấn lập bộ chứng từ, được kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của SeABank.
Tỷ lệ chiết khấu bộ chứng từ tại SeABank có thể lên đến 98%
Thủ tục đăng ký chiết khấu bộ chứng từ
Hồ sơ thủ tục đăng ký chiết khấu bộ chứng từ của SeABank rất đơn giản, thường bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý.
- Hồ sơ đề nghị chiết khấu: bao gồm Đề nghị thực hiện chiết khấu, Bộ chứng từ xuất khẩu (có kèm hoặc không kèm theo Hối phiếu đòi nợ), L/C, Hợp đồng ngoại thương, Tờ khai hải quan, v.v...
- Hồ sơ tài chính, Hồ sơ tài sản bảo đảm và các hồ sơ khác (nếu có) theo quy định của SeABank từng thời kỳ.
Quy trình thực hiện chiết khấu cơ bản
Sau khi tìm hiểu về khái niệm chiết khấu chứng từ là gì cũng như bản chất thực sự của chiết khấu bộ chứng từ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình làm việc:
- Bước 1: Theo đúng yêu cầu của L/C hoặc Hợp đồng ngoại thương, Nhà xuất khẩu thực hiện giao hàng cho Nhà nhập khẩu.
- Bước 2: Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo Hợp đồng hoặc L/C và xuất trình đến SeABank để gửi đi đòi tiền Nhà nhập khẩu, đồng thời sẽ đề nghị SeABank thực hiện chiết khấu bộ chứng từ. Nhà xuất khẩu cung cấp hồ sơ chiết khấu theo quy định của SeABank.
- Bước 3: SeABank kiểm tra điều kiện chiết khấu và nếu hồ sơ hợp lệ thì thực hiện chiết khấu Bộ chứng từ, ứng trước tiền cho Nhà xuất khẩu.
- Bước 4: Sau khi chiết khấu, SeABank thực hiện gửi bộ chứng từ cho phía ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng thu hộ (ngân hàng của nhà nhập khẩu) và yêu cầu phía ngân hàng này phải thanh toán/cam kết thanh toán.
- Bước 5: Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển trả tiền cho SeABank ngay sau khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ (đối với bộ chứng từ thanh toán trả ngay) hoặc trả vào ngày đến hạn thanh toán của bộ chứng từ (đối với bộ chứng từ thanh toán trả chậm).
Thời hạn chiết khấu bộ chứng từ tại SeABank
Tùy từng trường hợp cụ thể, SeABank sẽ xác định thời hạn chiết khấu cho phù hợp trên cơ sở xem xét theo phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, thời gian gửi bộ chứng từ và các tập quán quốc tế có liên quan. Thời hạn chiết khấu tối đa lên tới 30 ngày với L/C trả ngay, 60 ngày với D/P, lên tới 6 tháng với các phương thức thanh toán trả chậm và thay đổi theo từng thời kỳ.
Thời hạn chiết khấu bộ chứng từ tại SeABank sẽ thay đổi theo từng thời kỳ
Kết luận
Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về chiết khấu bộ chứng từ là gì và những vấn đề liên quan đến phương thức thanh toán này. Đừng quên tìm hiểu ngay về dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ tại SeABank. Tự hào là một trong những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu, SeABank sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp bằng các giải pháp tài chính toàn diện, hiệu quả.
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ của SeABank, vui lòng truy cập website: https://sme.seabank.com.vn/ hoặc liên hệ Hotline 1900.599.952 (KHDN).
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu
Xem thêm: Xử lý và thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z