Lãi suất vay doanh nghiệp SeABank mới nhất và những điều cần biết
Lãi suất vay vốn doanh nghiệp là mức phí phát sinh dựa trên khoản vay phải trả cho ngân hàng và tổ chức tài chính. Mức lãi suất sẽ được tính toán dựa theo thời hạn khoản vay, hình thức, chính sách, mức độ rủi ro, tình hình tài chính và thương hiệu uy tín doanh nghiệp. Vậy những yếu tố nào tác động đến lãi suất vay doanh nghiệp và mức lãi suất cho vay tại các ngân hàng ra sao mời mọi người tham khảo qua bài viết dưới đây.
1. Các yếu tố chính tác động đến lãi suất vay Doanh Nghiệp
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, việc đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh là điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất. Tuy nhiên để có những phương án chủ động về vốn thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý về các yếu tố tác động tới chính sách vay vốn tại ngân hàng như:
Chính sách ngân hàng: Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách riêng về lãi suất cho vay doanh nghiệp và có thể điều chỉnh lãi suất theo thời gian để phù hợp với tình hình thị trường. Lãi suất đưa ra sẽ dựa trên chính sách, tài sản bảo đảm, thời hạn cho vay và các điều kiện đi kèm của từng gói vay.
Đặc thù ngành nghề: Tùy thuộc vào từng ngành nghề, một số ngành do đặc thù kinh doanh nhiều rủi ro, ô nhiễm môi trường... sẽ có mức lãi suất cao hơn những ngành có tiềm năng phát triển và ổn định như: Thương mại, FMCG, Nông nghiệp, Y tế......
Chính sách chung của nhà nước: Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lãi suất cho vay doanh nghiệp. Những chính sách nổi bật và thường có ảnh hưởng lớn như chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách thu nhập, cân đối thu chi ngân sách. Tùy theo từng thời điểm mà nhà nước sẽ đưa ra những chính sách phù hợp với doanh nghiệp.

Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách riêng về lãi suất cho vay doanh nghiệp
Cung cầu vốn vay doanh nghiệp: Yếu tố này phụ thuộc vào nhu cầu vay của doanh nghiệp cũng là yếu tố quyết định đến lãi suất vay. Sự chênh lệch về cung - cầu trong việc vay vốn của doanh nghiệp sẽ tác động đến chính sách lãi suất của ngân hàng.
Tỷ lệ lạm phát: Khi mọi người nhận thấy lạm phát có xu hướng tăng, đa phần chủ yếu sẽ dùng tiền để dự trữ hàng hóa hoặc các dạng tài sản khác như ngoại tệ, vàng,... Từ đó, làm giảm nguồn cung cho quỹ cho vay và gây áp lực lên lãi suất
Bội chi ngân sách: Khi bội chi ngân sách, chính phủ sẽ phát hành trái phiếu để bù vào khoản thâm hụt. Khi lượng cung trái phiếu tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến lãi suất tăng
Ngoài những yếu tố như trên, thì lãi suất còn bị chi phối bởi tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam, thế giới; tỷ giá; giá xăng dầu hoặc sự biến động, thay đổi của các nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới.
2. Mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng ra sao?
Hãy cùng tham khảo bảng so sánh lãi suất tại các ngân hàng liệu có sự chênh lệch về mức lãi suất như thế nào. Trong đó, bảng so sánh sẽ đề cập về lãi suất vay ngắn hạn doanh nghiệp được cập nhật hết quý 1/2024 của một số ngân hàng như sau:
Ngân hàng | Vay thế chấp |
SeABank | 5,2%/năm |
Vietcombank | 5,3%/năm |
BIDV | 5,4%/năm |
Techcombank | 6,51%/năm |
MBBank | 5%/năm |
VPbank | 6%/năm |
SHB | 5,4%/năm |
ACB | 6,6 %/năm |
*Lưu ý: Bảng so sánh lãi suất vay của các ngân hàng chỉ mang tính chất tham khảo, lãi suất thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào chính sách từng thời kỳ của mỗi ngân hàng.

Tham khảo mức lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện nay
Có thể thấy mức lãi suất giữa các ngân hàng không chênh lệch nhau quá nhiều, tuy nhiên mức lãi suất thấp thì điều kiện xét duyệt khoản vay càng chặt chẽ. Để cân nhắc khoản vay hợp lý các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về khoản vay cùng với lãi suất, điều kiện vay để đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
3. SeABank- Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp SME
Nếu doanh nghiệp đang tìm Ngân hàng cho vay với lãi suất hấp dẫn kèm nhiều ưu đãi thì có thể tham khảo các gói vay của SeAbank. Một trong những ngân hàng điển hình cho vay ưu đãi về nhóm ngành nghề như: tài trợ thi công xây lắp, tài trợ đại lý xe ô tô, tài trợ doanh nghiệp thực phẩm và vật tư thiết bị y tế, tài trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhựa.......
Đặc biệt, trong tháng 4 này SeABank đang triển khai một số chương trình ưu đãi lãi suất cho vay KHDN có hoạt động xuất nhập khẩu và Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Cụ thể:

SeABank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho KHDN
Doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu: Từ đầu năm 2024 tới nay thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đã rộn ràng trở lại với nhiều ngành lĩnh vực như ô tô, nông sản, thủy hải sản, dệt may, da giày…..đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp SME có hoạt động xuất nhập khẩu mở rộng quy mô và phát triển. Do đó tại SeABank đã đưa ra chính sách cực kỳ ưu đãi nhằm đáp ứng toàn diện và tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp SME với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 5,2%/năm, tài trợ trung dài hạn chỉ từ 8%/năm thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh chóng giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính, vững tâm vay vốn hơn
Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ: Với mong muốn đồng hành cùng các “Nữ tướng” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, xóa bỏ các định kiến, giới hạn. SeABank đã xây dựng nên một gói giải pháp dành riêng cho doanh nghiệp nữ làm chủ. Cụ thể với lãi suất cho vay ngắn hạn cho Doanh nghiệp chỉ từ VND 5.2%/năm, USD từ 4.0%/năm. Lãi suất cho vay trung dài hạn chỉ từ 8.0%/năm trong 12 tháng đầu tiên. Ngoài các chính sách trên Seabank còn đồng hành , gắn kết với các “ Nữ tướng” thông qua CLB SeAPower, hứa hẹn mang đến các dịch vụ chăm sóc doanh nghiệp toàn diện cũng như tạo bước tiên phong cho phát triển doanh nghiệp bền vững.
4. Kết luận
Lựa chọn vay vốn tại SeABank, các doanh nghiệp SME không những được tài trợ lãi suất ưu đãi mà còn còn có các dịch vụ tiện ích với nhiều ưu đãi vượt trội dành cho doanh nghiệp như : tài trợ xuất nhập khẩu và bảo lãnh, sản phẩm tiền gửi linh hoạt, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế đa tiện ích…Với hệ sinh thái như vậy SeABank tự tin là ngân hàng đa dạng giải pháp cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.