Chủ thể và các hình thức bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cung cấp tín dụng. Tổ chức tín dụng thực hiện cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc họ sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay thế khách hàng nếu khách hàng không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ những nghĩa vụ đã cam kết, sau đó khách hàng phải nhận nợ và thanh toán dư nợ cho tổ chức tín dụng theo cam kết.
Bảo lãnh ngân hàng là một cách cung cấp tín dụng
Lưu ý: Để hiểu thêm về bảo lãnh ngân hàng, bạn có thể tìm hiểu các loại bảo lãnh khác như bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì, bảo lãnh vay vốn là gì,...
Bảo lãnh ngân hàng có đặc điểm gì?
Bảo lãnh ngân hàng vốn là dịch vụ có tính chất đặc thù nên sẽ có một số đặc điểm riêng biệt mà bạn cần lưu ý, chi tiết như sau:
- Là một loại giao dịch thương mại có tính đặc thù.
- Chỉ có ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác mới được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
- Trong hoạt động bảo lãnh, tổ chức tín dụng không đơn thuần là người bảo lãnh mà còn đóng vai trò như một doanh nghiệp ngân hàng.
- Để thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng thường sẽ có hai loại hợp đồng đó là hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh. Về bản chất, hai loại hợp đồng này có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, trên thực tế chúng vẫn có tính chất độc lập về bên chủ thể, quyền, nghĩa vụ pháp lý của những chủ thể đó.
- Bảo lãnh ngân hàng không dừng lại ở giao dịch một hai phía, ba phía mà nó còn là một giao dịch kép.
- Bảo lãnh ngân hàng được xác lập, thực hiện dựa vào chứng từ. Tính chất chứng từ bảo lãnh ngân hàng được thể hiện rõ khi các tổ chức tín dụng phát hành cam kết thực hiện bảo lãnh (thư bảo lãnh). Bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện quyền yêu cầu, bên tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đồng thời, những điều này sẽ được thiết lập thành văn bản.
Ngân hàng là chủ thể được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Chủ thể của bảo lãnh ngân hàng gồm những ai?
Theo Khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định các chủ thể của bảo lãnh ngân hàng bao gồm:
- Bên bảo lãnh là ngân hàng và tổ chức tín dụng.
- Bên được bảo lãnh là các tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), các cá nhân được bảo lãnh từ bên bảo lãnh và bên bảo lãnh đối ứng.
- Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân có các quyền thụ hưởng bảo lãnh do phía bảo lãnh và bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
- Bên bảo lãnh đối ứng là những tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng ở ngoài nước thực hiện bảo lãnh cho phía được bảo lãnh.
- Bên xác nhận bảo lãnh là các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho phía bảo lãnh.
Tiêu chí phân loại bảo lãnh ngân hàng
Đối với dịch vụ bảo lãnh ngân hàng sẽ có 4 loại như sau:
Phương thức phát hành
- Bảo lãnh được xác nhận.
- Bảo lãnh trực tiếp.
- Bảo lãnh gián tiếp.
- Đồng bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng được phân chia làm 4 loại
Hình thức sử dụng
Dựa vào hình thức sử dụng bảo lãnh ngân hàng được chia thành 2 loại:
- Bảo lãnh có điều kiện.
- Bảo lãnh vô điều kiện.
Mục đích sử dụng
- Bảo lãnh ngân hàng dựa vào mục đích sử dụng được xem là loại hình bảo lãnh phổ biến với 5 hình thức sau:
- Bảo lãnh thanh toán.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh vay vốn.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh đảm bảo thanh toán tiền tạm ứng.
- Bảo lãnh bảo hành hoặc bảo lãnh đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng.
- Bảo lãnh miễn khấu trừ tổng giá trị hóa đơn.
Những loại bảo lãnh khác
Đồng thời, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng có một vài loại bảo lãnh khác như sau:
- Thư tín dụng dự phòng (L/C).
- Bảo lãnh thuế quan.
- Bảo lãnh hối phiếu.
- Bảo lãnh khi phát hành chứng khoán.
Quy trình bảo lãnh ngân hàng
Bước 1: Khách hàng phải ký những loại hợp đồng như:
- Hợp đồng thanh toán.
- Hợp đồng xây dựng.
- Hợp đồng dự thầu,...
Sau đó đối tác yêu cầu cần có bảo lãnh ngân hàng.
Bước 2: Khách hàng lập hồ sơ và gửi đề nghị bảo lãnh tới ngân hàng gồm những giấy tờ dưới đây:
- Giấy đề nghị bảo lãnh.
- Hồ sơ mục đích.
- Hồ sơ pháp lý.
- Hồ sơ tài sản đảm bảo.
- Hồ sơ tài chính kinh doanh.
6 bước thực hiện quy trình bảo lãnh ngân hàng
Bước 3: Ngân hàng thực hiện thẩm định và sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Đồng ý: Ngân hàng cùng khách hàng ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh cũng như thư bảo lãnh.
Từ chối: Thông báo cho khách hàng biết lý do.
Bước 4: Ngân hàng tiến hành thông báo thư bảo lãnh đến bên đối tác (bên nhận bảo lãnh).
Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu có vấn đề xảy ra.
Bước 6: Ngân hàng yêu cầu phía khách hàng thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với ngân hàng như trả nợ gốc, tiền lãi, tiền phí.
Lời kết
Các hình thức bảo lãnh ngân hàng là chìa khóa tài chính quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bài viết sau SeABank sẽ đề cập đến vấn đề quy định bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Theo dõi SeABank ngay để cập nhập thêm nhiều thông tin tài chính hữu ích!